Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

P/E là một trong những chỉ số quan trọng, giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn được cổ phiếu phù hợp. Đồng thời, giúp nhà đầu tư đánh giá được mình đã đầu tư vào cổ phiếu giá có tốt hay không. Tuy nhiên, với những người mới, không phải ai cũng hiểu về chỉ số này. Vậy chỉ số P/E là gì? Cách tính và cách sử dụng thế nào? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu những thông tin quan trọng về chỉ số này qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E (Price to Earning Ratio) là một chỉ số cho thấy mối quan hệ giữa giá (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Cụ thể, chỉ số này cho thấy mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả để nhận được một đồng lợi nhuận từ một cổ phiếu. Hay nói cách khác, chỉ số P/E cho biết mức giá mà người đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận của nó.

Ý nghĩa chỉ số P/E

P/E Ratio thể hiện số tiền nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận trên cổ phiếu. Vì thế, chỉ số này có thể được sử dụng để so sánh giá của các công ty trong cùng một ngành với nhau. 

Một chỉ số P/E cao hơn có thể chỉ ra rằng công ty đó đang được ưa chuộng hơn bởi các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ số P/E cũng có thể không đại diện cho giá trị thực sự của một công ty, vì nó không bao gồm các yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng của công ty hoặc lợi nhuận dự kiến trong tương lai.

Ví dụ: Ngân hàng VPBank đang có mức P/E = 20. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đồng cho mỗi đồng lợi nhuận của VPBank tạo ra.

Ưu nhược của điểm chỉ số P/E

Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư có thể dự đoán được mã cổ phiếu có tiềm năng sinh lời cao. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm và ý nghĩa, P/E cũng có một số nhược điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý. 

Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm nổi bật của chỉ số này:

Ưu điểm

  • Dễ dàng sử dụng: Chỉ số P/E là một chỉ số rất dễ sử dụng, nó có thể được tính một cách nhanh chóng bằng cách chia giá cổ phiếu của một công ty cho lợi nhuận hàng năm của công ty đó.
  • Cung cấp thông tin về giá cổ phiếu: Chỉ số P/E cung cấp thông tin về giá cổ phiếu của một công ty so với lợi nhuận của nó. Điều này có thể giúp người đầu tư đánh giá xem có đáng mua cổ phiếu của công ty đó hay không. 
  • So sánh với các công ty khác: nhà đầu tư có thể sử dụng P/E để so sánh với các công ty khác trong ngành cùng lĩnh vực. Từ đó đánh giá xem công ty nào có giá cổ phiếu thấp hơn so với lợi nhuận và có khả năng tăng trưởng tốt hơn trong tương lai.
  • Cung cấp thông tin về tăng trưởng của công ty: Chỉ số P/E ung cấp thông tin về khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai. Nếu một công ty có chỉ số P/E thấp, có nghĩa rằng giá cổ phiếu của nó khá rẻ so với lợi nhuận thực tế. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng công ty có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai và là một lựa chọn tốt cho người đầu tư. Ngược lại, nếu một công ty có chỉ số P/E cao, có nghĩa rằng giá cổ phiếu của công ty đó khá cao so với lợi nhuận. Có thể đây là một dấu hiệu cho thấy rằng công ty có khả năng tăng trưởng không tốt và không phải lựa chọn tốt cho người đầu tư ở thời điểm này.

Uu-diem-chi-so-P_E

Nhược điểm

  • Không hoàn toàn phù hợp với tất cả các công ty: Chỉ số P/E không phù hợp với tất cả các công ty, đặc biệt là các công ty mới khởi nghiệp hoặc các công ty không sinh lợi nhuận.
  • Không thể sử dụng độc lập: Chỉ số P/E không thể được sử dụng độc lập để đánh giá một công ty. Nó cần được xem xét cùng với các chỉ số khác như tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ nợ/vốn và tỷ lệ tăng trưởng để giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu hợp lý.
  • Không phù hợp với các công ty tăng trưởng tốt nhưng không sinh lợi nhuận: Một công ty có thể có tăng trưởng tốt nhưng không sinh lợi nhuận do các lý do như chi phí quá cao hoặc đang trong thời gian khởi nghiệp. Trong trường hợp này, chỉ số P/E sẽ không phù hợp vì nó không thể phản ánh toàn bộ bức tranh tài chính của doanh nghiệp.
  • Không phản ánh được trường hợp công ty có lợi nhuận cao nhưng khả năng tăng trưởng không tốt: Một công ty có thể có lợi nhuận cao nhưng không có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai có thể vì nhiều lý do từ thị trường hoặc các đối thủ cạnh tranh mạnh. Trong trường hợp này, chỉ số P/E sẽ không phù hợp vì nó sẽ cho thấy rằng giá cổ phiếu của công ty là thấp so với lợi nhuận của nó.

Để tránh những nhược điểm này, nhà đầu tư cần phải thực hiện phân tích kỹ lưỡng và đánh giá nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định mua bán cổ phiếu. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên cập nhật các thông tin về bản thân doanh nghiệp và thị trường để đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu hợp lý.

Để đưa ra được các nhìn đa chiều nhất, hãy kế hợp P/E với các chỉ số khác như tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ nợ/vốn, tỷ lệ tăng trưởng. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét các yếu tố khác như ngành nghề, thị trường, khả năng cạnh tranh và các yếu tố vĩ mô đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu hợp lý.

nhuoc-diem-chi-so-P_E

Cách tính chỉ số P/E

Có 2 yếu tố quyết định cấu thành nên chỉ số P/E đó là Price (Giá thị trường của cổ phiếu) và EPS (Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu).

Cach-tinh-chi-so-P_E

Trong đó, EPS được coi là biến số quan trọng nhất giúp bạn tính toán chính xác chỉ số P/E. Đây là thông tin phản ánh lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường, thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để hiểu hơn cách tính chỉ số này, hãy cùng tìm hiểu ví dụ sau:

Năm 2021, CTCP điện lực dầu khí Nhơn Trạch có EPS là 1.778 tỷ đồng.

chi-so-pe-NT2

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/01, giá cổ phiếu NT2 là 28.600 đồng. Như vậy, chỉ số P/E của mã cổ phiếu này sẽ là: 28.600/1.778 = 16,09. 

Phân loại chỉ số P/E

Hiện nay, chỉ số P/E đang được chia thành 2 loại chính, đó là: 

P/E Forward (hay P/E dự phóng)

Cách tính chỉ số P/E này như sau: 

P/E Forward = Giá cổ phiếu/ EPS kỳ vọng

Trong đó, P/E dự phòng cho biết mức độ kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp và thường được sử dụng ở mức lãi cơ bản của cổ phiếu trong 1 năm tiếp theo. Nếu lợi nhuận kỳ vọng theo xu hướng tăng thì P/E Forward sẽ thấp hơn P/E hiện tại. Do đó, giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại sẽ “Hấp dẫn” hơn so với tương lai và đây là thời điểm thích hợp để mua vào. 

P/E Trailing (hay P/E tra cứu)

Cách tính P/E tra cứu:

P/E Trailing = Giá cổ phiếu/ EPS trong quá khứ

Khác với P/E Forward, P/E Trailing phản ánh P/E cho 4 quý gần nhất. Đây là chỉ số mang tính khách quan, được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao. Tuy nhiên, P/E cũng không thể phản ánh chi tiết các thay đổi nếu công ty có một biến động lớn nào đó xảy ra trong quá khứ và khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh.  

Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Không có câu trả lời chính xác cho chỉ số P/E bao nhiêu là tốt cho tất cả các công ty. Một chỉ số P/E cao có thể là tốt cho một công ty có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhanh. Ngược lại, chỉ số này thấp có thể là tốt cho một công ty có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm. Tuy nhiên, một chỉ số P/E thấp cũng có thể là một dấu hiệu của triển vọng tăng trưởng thấp trong tương lai của công ty.

Một cách để so sánh chỉ số P/E của một công ty với các công ty khác trong cùng ngành hoặc với giá trung bình của thị trường là sử dụng chỉ số P/E trung bình. P/E trung bình là giá trị trung bình của chỉ số P/E của tất cả các công ty trong ngành hoặc trên thị trường. 

Nếu chỉ số P/E của một doanh nghiệp cao hơn P/E trung bình, điều đó có thể là một dấu hiệu rằng công ty đó có giá cổ phiếu cao hơn so với lợi nhuận của nó, trong khi một chỉ số P/E thấp hơn P/E trung bình có thể là một dấu hiệu rằng công ty đó có giá cổ phiếu thấp hơn so với lợi nhuận của nó.

cách tính chỉ số p/e

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ số P/E không phải là một chỉ số hoàn toàn chính xác và có thể không phù hợp với tất cả các công ty. Ví dụ, một công ty mới khởi nghiệp có thể không có lợi nhuận nên P/E của nó sẽ không có ý nghĩa. Hoặc một công ty có lợi nhuận cao nhưng không có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai cũng có thể có chỉ số P/E cao. 

Cập nhật chỉ số P/E của các ngành 

Để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, nhà đầu tư cần nắm được P/E trung bình của ngành, từ đó so sánh được chỉ số P/E của mã cổ phiếu với toàn ngành và đưa ra nhận định phù hợp. Dưới đây là chỉ số P/E của các ngành (Tính đến hết năm 2022)

STTNhóm ngànhEPSPE
1Nhựa – Bao Bì (NHUA)3,2879.6
2Vật liệu xây dựng (VLXD)3,34210
3Sản Xuất - Kinh doanh (SXKD)3,43010
4Thủy Sản (THUYSAN)2,74510.4
5Năng lượng Điện/Khí (NANGLUONG)1,82410.7
6Vận Tải/ Cảng / Taxi (VANTAI)2,40911
7Đầu tư xây dựng (DTXD)2,65611
8Công Nghệ Viễn Thông (CONGNGHE)2,98511.2
9Chứng Khoán (CK)1,62911.9
10Xây Dựng (XAYDUNG)2,48112.1
11Dịch vụ công ích (DVCI)2,12212.2
12Dược Phẩm / Y Tế / Hóa Chất (DUOCPHAM)4,12413.1
13Giáo Dục (GIAODUC)1,49913.4
14Ngân hàng- Bảo hiểm (NGANHANG)3,07113.7
15Thương Mại (THUONGMAI)4,39714.2
16Cao Su (CAOSU)2,03314.8
17Phân bón (PHANBON)1,28715.1
18Đầu tư phát triển (DTPT)2,13817.8
19Bất Động Sản (BDS)3,38818.6
20Thực Phẩm (THUCPHAM)5,09420.6
21Ngành Thép (THEP)77522.3
22Nhóm Dầu Khí (DAUKHI)1,62222.5
23Khoáng Sản (KHOANGSAN)1,15225.4
24Hàng không (HK)1,80037.7
25Dịch vụ - Du lịch (DICHVU)64154.5

Nguồn: Vietstock

Lưu ý khi sử dụng chỉ số P/E để lựa chọn cổ phiếu

P/E là một chỉ số ước tính sơ bộ và không nên sử dụng trong tất cả các quyết định giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên, đây lại là một trong những tiêu chí quan trọng để  đánh giá xu hướng của cổ phiếu. Khi sử dụng chỉ số P/E để lựa chọn, bạn cần chú ý tới các yếu tố sau: 

  • P/E và EPS có quan hệ tỷ lệ nghịch. Do đó, khi chỉ số P/E cao có thể là biểu hiện cho một công ty kinh doanh không có hiệu quả, dẫn đến chỉ số EPS thấp (thậm chí gần bằng 0). Tuy nhiên, chỉ số P/E cao cũng có thể là kết quả của các yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trong tương lai đang được dự đoán cao, mức độ rủi ro của công ty thấp hơn so với các công ty khác trong ngành hoặc do người mua cổ phiếu có một kỳ hạn dài hơn so với các công ty khác.
  • Chỉ số P/E thấp thể hiện cho các nhà đầu tư thấy rằng EPS đang ở mức cao, đồng thời giúp họ đưa ra quyết định sẽ mua vào các cổ phiếu này. Tuy nhiên P/E thấp cũng có thể là do các khoản thu được lợi nhuận bất thường như bán tài sản, thanh lý tài sản,… Khoản lợi nhuận này chỉ giữ tại một thời điểm và sẽ không lặp lại trong khiến EPS lên cao đột xuất và chỉ số P/E thấp.
  • Trường hợp khác dẫn đến chỉ số P/E thấp là các cổ đông quyết định bán số cổ phần đang nắm giữ của mình ra thị trường khi cảm thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả ra thị trường để chốt lời.

Nhung-cach-su-dung-chi-so-P_E-de-lua-chon-co-phieu

Trên đây là các thông tin quan trọng về chỉ số P/E. Hy vọng qua những thông tin trên đây, nhà đầu tư đã hiểu rõ hơn về chỉ số này, biết cách tính, biết cách sử dụng từ đó trả lời được câu hỏi: chỉ số P/E thể hiện điều gì, có cái nhìn toàn diện, tổng quan và lựa chọn được cổ phiếu phù hợp nhất.

Nguồn: vnsc.vn

Tags: Kiến thức tài chính Phân Tích Cơ Bản

Đăng nhận xét

Bài viết liên quan