NAV trong chứng khoán là gì?

NAV là một trong những chỉ số chính để đánh giá kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư.

NAV (Net Asset Value) có nghĩa là giá trị tài sản ròng, được tính bằng tổng giá trị các tài sản trừ đi tổng giá trị các khoản nợ phải trả.

Ví dụ, nếu một công ty có tổng tài sản là 100 tỷ đồng và có khoản nợ phải trả là 10 tỷ đồng, thì có nghĩa rằng NAV của công ty đó sẽ là 90 tỷ đồng.

Về cơ bản, bất kỳ thực thể kinh doanh hoặc sản phẩm tài chính nào liên quan đến các khái niệm kế toán về tài sản và nợ phải trả đều có thể xác định được NAV.

Tuy nhiên, giá trị NAV được sử dụng phổ biến nhất đối với các quỹ đầu tư (quỹ mở và ETF). Trong trường này, NAV được xác định bằng cách lấy chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả chia số số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành.

NAV = (Tổng tài sản - Nợ phải trả) / Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành

Theo đó, nếu như một quỹ đầu tư có tổng tài sản là 100 tỷ đồng và có khoản nợ phải trả là 30 tỷ đồng, số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành là 5 triệu đơn vị, thì NAV của quỹ đầu tư này là 14.000 đồng.

Bởi tài sản và nợ của các quỹ đầu tư luôn thay đổi theo từng ngày, do đó giá trị NAV luôn có sự biến động. Hầu hết quỹ đầu tư đều công bố thay đổi NAV trên website của mình hàng ngày và báo cáo định kỳ.

Chỉ số NAV giúp nhà đầu tư nhìn được hiệu suất hoạt động của mỗi quỹ đầu tư. Từ đó nhận định được tình hình phát triển của quỹ đó có tăng trưởng tốt hay không.

Về cơ bản, giá của chứng chỉ quỹ của mọi quỹ được định giá ban đầu như nhau. Chúng đều có mệnh giá 10.000/chứng chỉ quỹ. Theo thời gian hoạt động, chỉ số NAV của mỗi quỹ sẽ có những biến động khác nhau. Cũng vì vậy, chỉ số NAV phần nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quỹ của nhà đầu tư.

Mặt khác, phải hiểu rằng nếu chỉ đánh giá trên NAV để lựa chọn quỹ đầu tư sẽ không có nhiều ý nghĩa. Thay vào đó, nhà đầu tư nên đánh giá tổng quát hơn từ lịch sử hoạt động của từng quỹ đầu tư, các tài sản đầu tư quỹ đang nắm giữ, kinh nghiệm của ban quản lý quỹ, kế hoạch đầu tư tương lai, ....

Chỉ số NAV tác động như thế nào tới lựa chọn quỹ đầu tư

Thị trường chứng khoán ngày càng diễn biến phức tạp nhiều nhà đầu tư mới lựa chọn hình thức mua chứng chỉ quỹ mở thay vì tự đầu tư để giảm thiểu được rủi ro, mà vẫn gia tăng được lợi nhuận. NAV sẽ là chỉ số rất cần thiết để nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn được quỹ đầu tư phù hợp.

Một số tác động từ chỉ số NAV lên tâm lý nhà đầu tư có thể kể đến như:Giá chứng chỉ quỹ tại thời điểm ban đầu của các quỹ thường được định giá như nhau, 10.000 đồng cho mỗi một chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian hoạt động thì mỗi quỹ sẽ có những biến động giá NAV/CCQ là khác nhau.

Khi chỉ số NAV/CCQ thấp, định giá sẽ thấp lúc này nhà đầu tư mua được nhiều chứng chỉ quỹ hơn. Tuy nhiên, điều này lại cho thấy quỹ đó có thể mới hoạt động trong thời gian ngắn,hay hoạt động với hiệu suất thấp và chưa thu được nhiều lợi nhuận.

Chỉ số NAV/CCQ cao nhà đầu tư sẽ mua được ít chứng chỉ quỹ hơn. Nhưng lại cho thấy quỹ đang hoạt động tốt thu lại lợi nhuận cao và có tốc độ tăng trưởng ổn định. Nhà đầu tư cần xem xét lựa chọn để đầu tư lâu dài.

Giá chứng chỉ quỹ chỉ là một phần nhỏ và nó không phải là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư dựa vào đó quyết định đầu tư quỹ nào, mà dựa trên kết quả hoạt động của quỹ mang lại. Nhà đầu tư lựa chọn quỹ cần lưu ý thêm đến một số yếu tố như: Chiến lược đầu tư của quỹ, cách phân phổ tài sản và phí quản lý…

Khi sử dụng NAV (Net Asset Value), nhà đầu tư cần lưu ý các vấn đề sau:

  • NAV chỉ là giá trị ước lượng: NAV là một giá trị ước lượng của tài sản của một quỹ đầu tư, nó không phải là giá bán hoặc mua của cổ phiếu hoặc quỹ.
  • Thời gian cập nhật: NAV thường được cập nhật một lần mỗi ngày, nhưng có thể có sự chậm trễ hoặc cập nhật thức tế hơn.
  • Giá trị của quỹ có thể thay đổi: Giá trị của quỹ có thể thay đổi theo tình hình thị trường và hoạt động mua bán của quỹ.
  • Các khoản phí: Nhà đầu tư nên xem xét các khoản phí liên quan đến quỹ, chẳng hạn như khoản phí quản lý và khoản phí truy cập, trước khi quyết định đầu tư.
  • Dựa vào nhiều nguồn thông tin: Nhà đầu tư nên tìm hiểu về quỹ và các chỉ số liên quan đến quỹ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trước khi quyết định đầu tư.

Trên đây Chứng Khoán và Cổ Phiếu đã cùng bạn tìm hiểu về một kiến thức tài chính mới NAV là gì? Công thức tính như thế nào? Với chỉ số NAV sẽ là yếu tố giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu của công ty dựa theo giá trị thực của công ty. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: tổng hợp từ internet
Tham gia đầu tư cùng VPS để nhận được sự hỗ trợ tận tâm từ các chuyên gia hàng đầu ngay hôm nay:
Mở tài khoản chứng khoán VPS với kho số đẹp: https://openaccount.vps.com.vn/
Tải và truy cập VPS SmartOne - Ứng dụng đầu tư chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam: https://bit.ly/VPSSmartOne
Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên ứng dụng VPS SmartOne
Tham gia nhóm Zalo CK VPS_Trạm Đầu Tư
Hotline/ Zalo: 0933-068-179

Tags: Kiến thức tài chính

Đăng nhận xét

Bài viết liên quan