Báo cáo vĩ mô tháng 6/2025: Chờ đợi các tác động từ thuế quan
Đánh giá nhanh mức thuế quan thỏa thuận với Mỹ
Với việc mức thuế mới được ban hành, hiện tại thấp hơn nhiều quốc gia trung khu vực, DSC cho rằng Việt Nam đang giữ được ưu thế rất lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp. Tuy vậy làn sóng “nội địa” hóa, rà soát chuỗi cung ứng tránh lệ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc sẽ được đẩy mạnh cũng như xu hướng gia tăng nhập khẩu từ Mỹ sẽ gia tăng, đặc biệt là hàng thiết bị điện tử công nghệ cao.
Chúng tôi cũng kỳ vọng có thể sẽ được đàm phán về mức thấp hơn trong tương lai khi
(1) Việt Nam là môt trong những quốc gia công bố mức thuế đầu tiên;
(2) Tiền lệ đã có những quốc gia tiếp tục thỏa thuận sau khi công bố mức thuế như Canada;
(3) Nhiều chi tiết chưa được đề cập trong chính sách thuế quan như cách thức phân biệt hàng hóa “transhipping” và các lĩnh vực khuyến khích.
![]() |
Báo cáo vĩ mô tháng 6/2025: Chờ đợi các tác động từ thuế quan |
GDP tăng trưởng vượt bậc trong bão tố
- GDP quý 2/2025 ước tính tăng 7,96% YoY, nâng tăng trưởng lũy kế 6 tháng đầu năm lên 7,52% – mức cao nhất trong giai đoạn 2011–2025. Dù tiệm cận kịch bản tăng trưởng 7,6% cho nửa đầu năm, kết quả này vẫn thấp hơn mục tiêu 8,2% cả năm theo Nghị quyết 154/NQ-CP khi bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn.
- Đà tăng trưởng tiếp tục được dẫn dắt bởi khu vực dịch vụ và công nghiệp chế biến chế tạo. Cơ cấu kinh tế quý 2 tiếp tục chuyển dịch tích cực khi tỷ trọng dịch vụ tăng lên 45,2% (từ 43,4%), trong khi khu vực nông – lâm – thủy sản và công nghiệp – xây dựng ghi nhận mức giảm nhẹ. Ngoài ra, dòng chảy thương mại mạnh mẽ cũng góp phần hỗ trợ tăng trưởng, nhờ hưởng lợi từ chính sách tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Mỹ. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khối FDI, đã đẩy mạnh hoạt động “chạy đơn hàng”, gia tăng xuất-nhập khẩu nhằm đổi phó với áp lực thuế quan sau hạn chót đàm phán.
![]() |
Nguồn: Tổng cục Thống kê, FiinPro, DSC Research tổng hợp |
Theo DSC, các động lực tăng trưởng hiện tại mang tính ngắn hạn và khó duy trì trong nửa cuối năm. Do đó, mục tiêu tăng trưởng 8% cho cả năm 2025 vẫn đối mặt nhiều thách thức.
![]() |
Nguồn: Tổng cục Thống kê, FiinPro, DSC Research tổng hợp |
Lạm phát tăng nhẹ trong mức kiểm soát
- Lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp nhưng có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể, CPI tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lạm phát cơ bản tăng 3,46% YoY. Nguyên nhân chính đến từ: (1) Giá xăng trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng theo xu hướng giá dầu thế giới (giá dầu diezel tăng +5,37%; xăng tăng +4,12%); (2) Giá bán lẻ điện được tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng thêm 4,8% từ 10/5/2025 do nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Bình quân 6 tháng năm 2025 CPI chỉ tăng 3,27% YoY, tiếp tục duy trì khoảng cách đáng kể với mục tiêu kiểm soát của Chính phủ trong năm 2025 là 4,5% - 5%.
- DSC tiếp tục duy trì góc nhìn ổn định, lạm phát đang trong vùng kiểm soát hợp lý nhờ các yếu tố hỗ trợ: 1) Giá thực phẩm dự kiến sẽ không biến động mạnh; 2) Tiêu dung nội địa ở mức vừa phải trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định.
![]() |
Nguồn: Tổng cục Thống kê, FiinPro, DSC Research tổng hợp |
Tuy nhiên, xu hướng này cần được theo dõi khi yếu tố giá dầu và chi phí vận chuyển có thể biến động mạnh do ảnh hưởng từ cuộc chiến giữa Israel và Iran cùng chiến tranh thương mại.
![]() |
Nguồn: Tổng cục Thống kê, FiinPro, DSC Research tổng hợp |
Sản xuất ổn định nhưng triển vọng còn nhiều quan ngại
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng 4,1% so với tháng trước và 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm, IIP tăng 9,2% – mức cao nhất kể từ năm 2020 – cho thấy hoạt động sản xuất đang phục hồi tích cực. Động lực chính đến từ việc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để đón đầu những thay đổi liên quan đến chính sách thuế quan từ Mỹ. Mặc dù vậy, triển vọng những tháng tới vẫn còn nhiều rủi ro. Trái ngược với IIP, chỉ số PMI – vốn có tính chất dự báo – chỉ đạt 48,9 điểm trong tháng 6, tiếp tục nằm dưới ngưỡng 50 tháng thứ ba liên tiếp, phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh trong giai đoạn sắp tới.
- Theo đánh giá của DSC, dù có tín hiệu phục hồi trong tháng 1H/2025, ngành sản xuất Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh môi trường kinh tế còn nhiều bất ổn do các chính sách thuế quan của Mỹ khiến triển vọng tăng trưởng trở nên khó dự đoán.
Xem đầy đủ báo cáo: nhấn vào đây
Nguồn dữ liệu (theo DSC)
---------------------------------
💢 Mở tài khoản chứng khoán VPS với kho số đẹp💢 Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán
💢 Fanpage Chứng Khoán & Cổ Phiếu
💢 Hotline/ Zalo: 0933-068-179