TP.HCM: Dồn vốn hàng chục nghìn tỷ làm NƠXH vào giao thông kết nối

TP. HCM đang tập trung nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NOXH), đầu tư hàng chục nghìn tỷ cho các dự án BOT.

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế- xã hội TP. HCM vào chiều 24/7, ông Nguyễn Kiên Giang (Phó Trưởng phòng Quản lý bảo trì và khai thác công trình giao thông, Sở Xây dựng TP. HCM) cho biết thành phố đang tập trung nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển NOXH.
Ảnh minh họa
Trong giai đoạn 2021–2025, TP. HCM đặt mục tiêu xây dựng 199.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đến nay, số lượng dự án triển khai và số căn hộ hoàn thành vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân chính đến từ nhiều vướng mắc kéo dài liên quan đến pháp lý, thủ tục đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng và đặc biệt là thiếu quỹ đất sạch, ổn định.

Sở Xây dựng cũng đề xuất thành lập Quỹ Phát triển Nhà ở Quốc gia. Một trong những điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn dài hạn cho cả chủ đầu tư lẫn người mua. Theo ông Giang, mức vay tối đa 900 triệu đồng qua Quỹ Phát triển nhà ở TP. HCM với lãi suất 4,7%/năm là chưa đủ sức hấp dẫn, nhất là khi giá trị căn hộ ngày càng cao.

Đối với chủ đầu tư, TP. HCM đang áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi. Cụ thể, các dự án nhà ở xã hội được vay đến 200 tỷ đồng/dự án từ Quỹ HFIT, với thời hạn không quá 7 năm, lãi suất thấp hơn 1,5–2% so với trung bình thị trường. Ngoài ra, phần vốn đầu tư công nghệ và thiết bị có thể được hỗ trợ đến 85%.

Về phía người mua, mức vay tối đa hiện là 70% giá trị căn nhà (không vượt quá 900 triệu đồng), với lãi suất chỉ 3,2%/năm và thời gian vay đến 20 năm. TP. HCM cũng mở rộng khả năng tiếp cận thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, cho phép vay tới 80% giá trị hợp đồng thuê mua với thời hạn lên đến 25 năm.

Bên cạnh hình thức mua, thành phố đang khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho thuê với giá hợp lý để đảm bảo khả năng chi trả của công nhân, người lao động.

Ông Nguyễn Kiên Giang cũng đã nói cụ thể về tiến độ 4 dự án BOT cửa ngõ (mở quốc lộ 1, 13, 22, trục Bắc Nam) và cầu đường Bình Tiên.

Đầu tiên là quốc lộ 13 (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương), dự án đang được triển khai theo hình thức đối tác công tư (BOT), chia làm 2 phần gồm bồi thường giải phóng mặt bằng và xây lắp. Hiện nay, UBND TP.HCM đã phê duyệt dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng.

Ban Quản lý dự án khu vực TP. Thủ Đức đang làm các thủ tục. Tổng vốn đầu tư cho cả hai phần dự án khoảng 20.900 tỷ đồng.

Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 (đoạn từ đường Kinh Dương Vương đến giáp ranh Long An cũ), dự kiến triển khai từ năm 2025-2028 với 3 dự án thành phần, được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (BOT). Riêng với dự án phần 3 (nâng cấp, mở rộng) có mức đầu tư khoảng 6.674 tỷ đồng.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (đoạn từ An Sương đến đường Vành đai 3), dự kiến triển khai từ năm 2024-2028 với 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 3 (cải tạo, nâng cấp) được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (BOT) với chi phí khoảng 4.190 tỷ đồng.

Dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành), dự kiến thực hiện từ năm 2024-2028 với hai dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 2 (nâng cấp đường) được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (BOT) với chi phí đầu tư khoảng 6.298 tỷ đồng.

Dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên dự kiến triển khai từ năm 2025-2028 gồm 2 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 2 (xây dựng) có mức đầu tư khoảng 2.915 tỷ đồng.

Theovietnamfinance.vn
Tags: Thị trường Việt Nam

Bài viết liên quan