Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng trong chứng khoán

ROE là gì? Tại sao ROE lại là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp cũng như phân tích được loại cổ phiếu nào đang có tiềm năng lớn nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Chỉ số ROE là gì?

ROE (Return On Equity) gọi là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ số này vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận với từng đồng vốn mà họ bỏ ra.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Cách xác định chỉ số ROE

Công thức tổng quát:

1. Tính chỉ số ROE trực tiếp thông qua báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp được công bố định kỳ theo quý và năm. Vậy nên, bạn có thể dễ dàng tính được chỉ số ROE với 3 bước đơn giản:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu "lợi nhuận sau thuế", được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn: vietstock.vn
Bước 2: Xác định chỉ tiêu "vốn chủ sở hữu bình quân", được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán. 
Nguồn: vietstock.vn
→ Trong đó, vốn sở hữu bình quân được tính bằng công thức sau:
Bước 3: Thay số liệu và tính chỉ số ROE bằng công thức
Trong đó, ROE được biểu thị bằng đơn vị (%)

2. Lấy chỉ số ROE qua những nguồn dữ liệu có sẵn

Ngoài cách tự tính chỉ số ROE qua báo cáo tài chính, bạn cũng có thể tham khảo chỉ số ROE có sẵn tại nguồn dữ liệu của các công ty chứng khoán hoặc trên các website như Vietstock, CafeF,... Tuy nhiên, cách xác định này chỉ được thực hiện với các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán. 
Nguồn: Fireant

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE (Return on Equity) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là thước đo quan trọng cho nhà đầu tư, giúp họ đánh giá tiềm năng sinh lời và rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp. Dưới đây là những vấn đề quan trọng mà nhà đầu tư có thể nhận diện được từ ROE:

Khả năng nhận cổ tức

  • ROE cao thường đi kèm với tỷ suất sinh lợi cao cho cổ phiếu, đồng nghĩa nhà đầu tư có thể nhận được cổ tức tốt từ số tiền đầu tư.
  • Cổ phiếu có ROE cao thường thu hút nhà đầu tư, khiến giá cổ phiếu tăng và lợi nhuận đầu tư cũng tăng theo.

Khả năng thanh toán nợ

  • Nếu ROE > Lãi suất vay ngân hàng: Doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tốt, đủ khả năng thanh toán nợ và ổn định dòng vốn.
  • Nếu ROE < Lãi suất vay ngân hàng: Lợi nhuận không đủ trả nợ, tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ.

Hiệu quả hoạt động

  • ROE ổn định và tăng trưởng: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sử dụng vốn chủ sở hữu hợp lý, mang lại lợi nhuận cho cổ đông.
  • ROE liên tục giảm: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, cần cải thiện chiến lược để tăng năng suất và lợi nhuận.

Cách sử dụng chỉ số ROE vào đầu tư thực tế

1. Lựa chọn doanh nghiệp qua đặc điểm tăng trưởng của doanh nghiệp đó

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lợi của công ty.

Tốc độ tăng trưởng (g) = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư

Hàng năm, doanh nghiệp sẽ trích ra một phần lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận còn lại sẽ được tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ lệ tái đầu tư (%) = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)

Bằng cách lấy ROE nhân với tỷ lệ tái đầu tư, bạn dễ dàng tính được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, ngoài ROE, nhà đầu tư nên kết hợp với những chỉ số khác như ROA, EPS, P/E,... để đưa ra quyết định đầu tư một cách khách quan.

Ví dụ: 
Công ty A và B đều có chỉ số ROE = 10%. Trong đó, công ty A có tỷ lệ chi trả cổ tức hằng năm là 20%. Công ty B có tỷ lệ chi trả cổ tức là 40%. Khi đó:

Tốc độ tăng trưởng A = 10% x (1- 20%) = 8%
Tốc độ tăng trưởng B = 10% x (1- 40%) = 6%

Mặc dù mức chi trả cổ tức công ty A thấp hơn công ty B nhưng bạn vẫn có thể kỳ vọng doanh nghiệp A sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tương lai. Nếu so sánh trong dài hạn, cổ phiếu A sẽ hấp dẫn hơn cổ phiếu B. Tuy nhiên, bạn cần phân tích thêm các tiêu chí khác để lựa chọn cổ phiếu ưng ý.
ROE bị ảnh hưởng bởi chính sách kế toán

2. Đánh giá khả năng tạo giá trị cho cổ đông

Hiệu quả sử dụng vốn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá trị mà cổ đông nhận được. Thông thường, để đánh giá khả năng tạo giá trị cho cổ đông, nhà đầu tư sẽ so sánh chỉ số ROE với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng khi mua cổ phần công ty (chi phí sử dụng vốn cổ phần). Cụ thể, điều này được thể hiện theo cách sau:
  • Chỉ số ROE nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và ngày càng giảm sút so với kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư. Đây là lúc bạn nên cân nhắc lại khoản đầu tư của mình vì nếu doanh nghiệp không có sự cải thiện nào trong tương lai thì bạn sẽ là người chịu rủi ro khi nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp.
  • Chỉ số ROE lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Chứng tỏ công ty đang hoạt động rất tốt, biết cách tái đầu tư thu nhập và tạo giá trị cho cổ đông vượt quá sự kỳ vọng ban đầu.

3. Nhận diện doanh nghiệp về lợi thế cạnh tranh trong tương lai xa

Những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về thương hiệu, công nghệ,... luôn thể hiện được ưu thế vượt trội của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, họ có thể dễ dàng đạt được các khoản lợi nhuận cao và chỉ số ROE cũng cao hơn so với trung bình ngành. Do vậy, việc đầu tư vào các doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh bền vững là rất quan trọng.

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE bằng mô hình Dupont

Mô hình Dupont giúp phân tích và đánh giá chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến ROE (Return on Equity) - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

1. Tỷ suất lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng hay tỷ suất lợi nhuận ròng được tính:
  • Thể hiện lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp thu được trên mỗi đồng doanh thu.
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng tăng: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có lợi thế trong việc tăng giá bán hoặc giảm chi phí sản xuất.

2. Vòng quay tài sản

Yếu tố thứ hai, vòng quay tài sản:
  • Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
  • Vòng quay tài sản tăng: Doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu hơn từ cùng một lượng tài sản sẵn có.

3. Đòn bẩy tài chính

Yếu tố cuối cùng và cũng rất quan trọng, đòn bẩy tài chính:
  • Thể hiện mức độ sử dụng vốn vay so với vốn chủ sở hữu.
  • Đòn bẩy tài chính tăng: Doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

4. Phân tích chỉ số ROE của HSG theo mô hình Dupont

Bằng cách phân tích ROE theo mô hình Dupont, ta có thể hiểu rõ nguyên nhân biến động của ROE và dự đoán chính xác ROE trong tương lai.

Ví dụ: 
ROE của CTCP Hoa Sen
  • Ta thấy ROE của CTCP Hoa Sen tăng mạnh 2013-2016 do đòn bẩy tài chính cao, vòng quay tài sản giảm, tỷ suất lợi nhuận ròng thấp. ROE tăng nhưng không bền vững khi HSG duy trì đòn bẩy tài chính cao và dễ chịu rủi ro, khi ngành thép là ngành có tính chu kỳ.
  • Kết quả khi ngành thép gặp khó vào cuối năm 2018, do sự biến động giá nguyên liệu cùng sự chững lại của ngành bất động sản. Cuối cùng, Hoa Sen thua lỗ nặng nề năm 2019 do nợ vay ngân hàng 10,911 tỷ đồng.

5. Phân tích chỉ số ROE của HPG theo mô hình Dupont

ROE của tập doàn Hòa Phat
Ngược lại ở Hòa Phát (HPG) bạn sẽ thấy hiệu quả sử dụng vốn tăng trưởng bền vững hơn Hoa Sen rất nhiều. Chỉ số ROE của Hòa Phát (HPG) ghi nhận đà tăng trưởng ấn tượng, nhờ sự kết hợp hiệu quả của 3 yếu tố chính:
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng.
  • Vòng quay tài sản.
  • Đòn bẩy tài chính.
Bên cạnh những yếu tố nội tại, HPG còn được hưởng lợi từ lợi thế cạnh tranh trong ngành thép, bao gồm năng lực sản xuất mạnh mẽ và cơ cấu tài chính lành mạnh. Nhờ vậy, HPG có cơ sở vững chắc để gia tăng thị phần, đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp thép khác đang gặp khó khăn về tài chính.

Với những ưu điểm nổi bật, HPG được đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt khi ngành thép bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Do đó, HPG hứa hẹn sẽ trở thành "con cá mập khổng lồ" thống trị thị trường thép trong thời gian tới.

Hạn chế của chỉ số ROE là gì?

1. Chỉ số ROE không ổn định nếu lợi nhuận bất thường

Sự thay đổi thất thường trong lợi nhuận công ty là một trong những nguyên nhân dẫn đến chỉ số ROE không ổn định. Đặc biệt, nếu chỉ số này thay đổi liên tục, ban lãnh đạo và nhà đầu tư có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra các quyết định.
Chỉ số ROE phản ánh mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp

2. Chỉ số ROE bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán

Một số doanh nghiệp muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh hoặc thu hút vốn đầu tư có thể điều chỉnh các chính sách kế toán như tăng tuổi thọ dự án hay giảm tỷ lệ khấu hao,... Điều này làm ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng và chỉ số ROE của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong công thức tính ROE không đề cập đến các tài sản vô hình như: phát minh, bản quyền,... Như vậy sẽ làm cho phép tính bị sai lệch và không phản ánh đúng lợi thế của từng công ty.

3. Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng chỉ số ROE

Chỉ số ROE hoàn toàn có thể bị can thiệp, làm cho sai lệch bởi việc thâu tóm cổ phiếu. Điều này có nghĩa là các công ty phát hành tự thu mua lượng cổ phiếu lưu hành của mình từ thị trường nhằm mục đích giảm vốn chủ sở hữu. Khi lợi nhuận sau thuế không đổi, vốn chủ sở hữu giảm thì khi đó chỉ số ROE sẽ tăng. Chỉ số ROE ảo này sẽ không đánh giá được năng lực thực tế của doanh nghiệp. Do vậy, nếu chỉ tập trung vào ROE để tìm kiếm cổ phiếu tốt thì nhà đầu tư rất dễ đưa ra những phân tích sai lầm.

Chú ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

Nguồn: Zalopay
Tags: Phân Tích Cơ Bản

Bài viết liên quan